Hỗ trợ 24/7 0937 848 846
Miễn phí vận chuyển
Miễn phí vận chuyển Đơn hàng từ 1tr
Hỗ trợ 24/7
Hỗ trợ 24/7 Hotline: 0766.999.080
Giờ làm việc
Giờ làm việc 8h00 - 17h00.

Góc Chia Sẽ

Kẽm và Magie: Sử dụng như thế nào là hợp lý để đạt hiệu quả cao?

Ngày đăng: 13-06-2024 01:34:22

Kẽm và Magie là hai nguyên tố đóng vai trò quan trọng trong việc gia tăng năng suất, kiểm soát quá trình hô hấp và quang hợp của cây trồng. Trong bài viết này, xin chia sẻ chi tiết về cách sử dụng hợp lý hai nguyên tố này để đạt hiệu quả cao nhất.

1. Nguyên tố trung lượng Magie (Mg)

1.1. Công dụng của Magie đối với cây trồng

Magie là nguyên tố trung lượng, cây trồng lấy Magie dưới dạng Mg²⁺. Nếu đất có chứa nhiều Ca²⁺, K⁺, NH₄⁺ thì cây sẽ hạn chế quá trình hút Magie.

  • Tham gia quá trình cấu thành diệp lục: Magie giúp tạo sắc tố cây, màu sắc của lá cây, có vai trò quan trọng trong quá trình quang hợp và tổng hợp hydroxit trong cây.
  • Vai trò quan trọng đối với cây lấy đường và bột: Magie quan trọng cho cây có múi (cam, quýt, bưởi), cây lấy củ (cà rốt, củ cải, khoai tây).
  • Kích thích quá trình hoạt động của các loại màng trong cây trồng: Magie giúp mang đồng hóa năng lượng, đồng hóa lân.
  • Cần cho sự tạo thành lipid: Đặc biệt quan trọng đối với cây thân dầu (bạc hà), cây kích thích (thuốc lào), cây lấy nhựa (cao su).
  • Cân bằng pH đất: Magie có tác dụng cân bằng pH đất, nồng độ Magie tăng khi pH đất cao.
  • Kích thích hình thành protein: Magie giúp cây chuyển hóa hydrocacbon và năng lượng.
  • Tăng khả năng chống chịu với điều kiện bất lợi: Giúp cây chống chịu khô hạn, dịch bệnh, sâu hại.
  • Xúc tác trong phản ứng oxi hóa khử: Magie là chất xúc tác quan trọng trong các phản ứng oxi hóa khử của cây.

1.2. Các dạng phân bón chứa Magie trên thị trường

  • Lân nung chảy: Chứa lân, canxi và hàm lượng Magie chiếm từ 15-17%.
  • Magie Sunfat (MgSO₄): Mg 13%, S 16%.
  • Magie Nitrat (Mg(NO₃)₂): Mg 9%, N 11%.
  • Magie Kali Sunfat (2MgSO₄.K₂SO₄): Mg 19%, Kali 22%, S 69%.
  • Magie Chelate (Mg-EDTA): Mg 6%.

Ngoài ra, có một số loại khó tan như:

  • Magie Cacbonat: Mg 46%.
  • Magie Oxit: Mg 60%.
  • Canxi Amon Nitrat: Ca 12,7%, N>10%, Mg 8.8%, Si 2.6%.

2. Nguyên tố vi lượng Kẽm (Zn)

2.1. Chức năng của Kẽm đối với cây trồng

Kẽm là nguyên tố vi lượng, cây trồng lấy Kẽm dưới dạng Zn²⁺.

  • Tham gia quá trình quang hợp: Kẽm là thành phần của men carboxylase, kích thích sự giải phóng CO₂ trong diệp lục, giúp quá trình quang hợp diễn ra hiệu quả.
  • Kích thích quá trình tổng hợp từ lá xuống các bộ phận khác: Kẽm giúp vận chuyển dưỡng chất từ lá đến trái, rễ và các bộ phận khác của cây.
  • Đóng vai trò trong quá trình vận chuyển của cây: Kẽm tham gia vào quá trình thoát hơi nước và chuyển hóa hydroxit.
  • Tăng khả năng chống chịu với điều kiện bất lợi: Kẽm giúp cây trồng chống chịu hạn hán, mưa bão và bệnh hại.

2.2. Các loại phân bón chứa Kẽm trên thị trường

  • Kẽm Sunfat (ZnSO₄): Zn 22%.
  • Oxit Kẽm: Zn 60-80%.
  • Kẽm Chelate: Zn 8-15%.

3. Lưu ý khi sử dụng Kẽm và Magie để đạt hiệu quả cao

  • Thiếu Kẽm và Magie: Khi cây thiếu kẽm và magie, cần bổ sung qua lá trước và sau đó bổ sung dần ở dưới gốc.
  • Bổ sung vào các giai đoạn quan trọng: Khi cây đang phát triển bình thường, cần bổ sung vào các giai đoạn quan trọng liên quan đến quá trình quang hợp và vận chuyển dinh dưỡng (nuôi trái, lá non mới hình thành). Đặc biệt, các loại cây đặc thù như cây có múi, cây lấy dầu, cây lấy nhựa cần cung cấp liên tục.
  • Thời điểm bổ sung: Bổ sung kịp thời vào thời điểm thời tiết khắc nghiệt để cây trồng có khả năng chống chịu lại.
  • Magie: Là yếu tố trung lượng, cần cung cấp nhiều hơn, áp dụng phương án rải đất, sử dụng nhiều ở giai đoạn bón lót, bón trước giai đoạn cây cần (trước giai đoạn nuôi trái 1-2 tháng).
  • Kẽm: Là yếu tố vi lượng, nhu cầu sử dụng ít nên có thể phun trực tiếp vào lá.

Bài viết liên quan

Đăng ký nhận thông tin khuyến mãi

0766999080